Bức ảnh được chụp tại khoa Hóa của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Đáng chú ý, lớp học này trở nên vô cùng đặc biệt bởi số lượng nữ sinh áp đảo hoàn toàn số lượng nam sinh. Các cô gái khi bị chụp ảnh thì trông vô cùng bối rối và nhanh chóng lấy tay che mặt.
Hình ảnh chụp lớp học ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội của giảng viên Đào Tuấn Đạt khiến nhiều người ngạc nhiên. |
Thầy Đào Tuấn Đạt giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội người chụp bức ảnh chia sẻ: "Bức ảnh được tôi chụp trong giờ lý thuyết ở giảng đường D3-401, lớp KT31 Kỹ sư hóa.
Trong mấy chục khóa sinh viên của trường, lúc nào tôi lên giảng đường cũng thấy toàn con trai. Hội trường 250 sinh viên chỉ lác đác vài bạn gái. Kỳ này, tôi được phân dạy lớp ngành hóa, và cũng nghĩ rằng, chắc chỉ có 10 bạn gái thôi. Ai ngờ hầu hết sinh viên trong lớp đều là nữ. Điều này khiến tôi vô cùng ngạc nhiên".
"Đã đông, mà đa số các bạn lại còn xinh. Nên khi được tôi khen và giơ máy lên chụp, các cô nàng này đã ngại ngùng và nhanh chóng đưa tay che mặt" - thầy Đạt cho biết.
Bức ảnh trên được đăng trên trang Facebook cá nhân của thầy Đạt ngay lập tức khiến nhiều người ngạc nhiên vì những trường như ĐH Bách khoa, Xây dựng, Giao thông vận tải vốn vẫn có số lượng nam áp đảo nữ tại các lớp học.
Meghan Marke, vợ của Hoàng tử Harry nhận được 450.000 bảng Anh (khoảng 14,5 tỷ VND) sau khi cô giành chiến thắng trong vụ kiện với tờ The Mail.
" alt=""/>Meghan tiết lộ bí mật 'động trời' về Hoàng gia AnhSáng 17/2, thành đoàn Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt 444 thanh niên tiêu biểu tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2016. Năm nay thành phố có gần 2000/4000 thanh niên đủ tiêu chuẩn, tự nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ.
Sáng 17/2, Hà Nội tổ chức gặp mặt 444 thanh niên tiêu biểu tình nguyện nhập ngũ năm 2016. |
Trong số này có những người là cán bộ công chức, có thành tích trong các hoạt động ở địa phương, cử nhân đại học,…đã hăng hái tự nguyện viết đơn lên đường tòng quân.
Thiếu tướng Lê Mã Lương kể chuyện thời quân ngũ với các bạn trẻ thành phố Hà Nội tự nguyện nhập ngũ năm 2016 sáng 17/2 tại Bộ tư lệnh Thủ đô. |
Cùng tham dự buổi gặp mặt có Thiếu tướng Lê Mã Lương, Nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN. Chia sẻ với các bạn trẻ, Thiếu tướng cho biết: “Năm 17 tuổi, tôi cũng như bao thế hệ thanh niên xếp bút nghiên lên đường ra trận. Là con của liệt sĩ, tốt nghiệp lớp 10 (tương đương lớp 12 hiện nay-PV) tôi được miễn gọi nhập ngũ, cơ hội học lên đại học ở trong hoặc ngoài nước rộng mở nhưng tôi quyết định chọn ra chiến trận”.
Đây đều là những thanh niên tiêu biểu khi tự nguyện viết đơn lên đường tòng quân. |
Không có đủ thời gian 3 tháng huấn luyện cơ bản như các chiến sĩ hiện nay, thời của anh lính trẻ Lê Mã Lương chỉ có 1 tháng huấn luyện cơ bản. Sau đó đơn vị hành quân tới đâu, huấn luyện bổ sung tới đó. Đến khi vào chiến trường miền Nam người lính trẻ đã có 6 tháng huấn luyện.
Từ những cú sốc khi nhớ nhà, nhớ người yêu hay sự khắc khổ luyện tập, những người lính trẻ như Lê Mã Lương dần tôi luyện bản lĩnh, ý chí sắt đá, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
Nhiều bạn trẻ cho biết mình tình nguyện nhập ngũ với mong muốn được tham gia quân đội để rèn luyện sức khỏe, trưởng thành hơn trong suy nghĩ hành động và mong muốn bảo vệ Tổ quốc. |
Là một trong số ít người lính liên tục chiến đấu suốt 17 năm từ 1967 đến 1975 rồi sau đó là chiến tranh biên giới phía Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc,…trên người đầy những thương tích, bom đạn, Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi đi chiến đấu coi cái chết rất đỗi bình thường. Người còn sống qua các chiến dịch đã là điều kỳ lạ, không sao giải thích được”.
Dù biết gian khổ nhưng các tân binh cho biết sẽ chăm chỉ luyện tập để có thể góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. |
Rồi ông nhớ về trận Khe Sanh, Quảng Trị nơi vẫn được gọi bằng cái tên “cối xay thịt”, hay 8 năm gắn bó ở mảnh đất biên giới phía Bắc.
Hôm nay đây, nói chuyện với thế hệ trẻ đúng ngày 17/2, Thiếu tướng Lê Mã Lương xúc động: “Tôi có 8 năm ở đây, trong đó có 2 năm chiến đấu ở Vị Xuyên, Hà Tuyên (nay là tỉnh Hà Giang)
Thời khắc đó (nổ ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979-PV) chắc chắn không thể nào quên đối với tôi, các đồng đội, đồng chí tôi”.
Các tân binh đa phần là những bạn trẻ thuộc thế hệ 9X, có người đang là giáo viên, là sinh viên, hoặc đã lập gia đình nhưng vẫn xung phong, tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ. |
Nói với các hệ thế thanh niên, Thiếu tướng Lê Mã Lương mong các tân binh sau thời gian 3 tháng huấn luyện cơ bản sẽ trưởng thành hơn, tự bản thân khám phá ra những điểm mạnh – điểm yếu của mình để khắc phục và phát huy.
“Hãy biết chớp lấy cơ hội đó dù bạn sau này có ở quân đội hay ra bên ngoài làm các công việc khác” – Thiếu tướng chia sẻ.
Ông cũng cho rằng các chiến sĩ trẻ hãy cố gắng tập cho mình thói quen ghi chép những công việc, sinh hoạt trong thời gian quân ngũ để giữ lại làm kỉ niệm cũng như thấy bản thân mình qua từng năm tháng đã lớn lên, trưởng thành ra sao.
Văn Chung(ghi)
" alt=""/>Tướng Lê Mã Lương kể về quân ngũ, cuộc chiến 1972 với thanh niên